Hình thức xử lý kỷ luật hành chính đối với viên chức có hành vi tham nhũng

Đơn vị tôi hiện có viên chức không giữ chức vụ quản lý, là Đảng viên. Ngày 03/9/2019 bị cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi đảng do tội tham nhũng. Vậy đơn vị thực hiện hình thức kỷ luật hành chính như thế nào đối với viên chức?

Căn cứ Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định:

“Điều 1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

...

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.”

Theo thông tin bạn cung cấp thì viên chức đó thực hiện hành vi vi phạm môi giới tiêu thụ chứng chỉ không hợp pháp trong nhiệm vụ công tác của người đó nên theo quy định trên thì viên chức đó không bị xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về Luật viên chức.

Các hình thức kỷ luật đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 27/2012/NĐ-CP:

"Điều 9. Các hình thức kỷ luật

1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một
trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Buộc thôi việc."

Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP về các trường hợp viên chức bị buộc thôi việc như sau:

Điều 13. Buộc thôi việc

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

Như vậy, viên chức là Đảng viên trên sẽ bị xử lý hành chính với hình thức buộc thôi việc với hành vi tham nhũng của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào