Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế?
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế?
Căn cứ pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009;
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế (Hình từ Internet)
Điều kiện đăng ký:
- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện bao gồm:
+ Có tính mới;
+ Có trình độ sáng tạo;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.
- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện:
+ Có tính mới;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Chủ thể được quyền đăng ký:
- Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định về sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Hồ sơ đăng ký:
Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; khoản 7 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN
- Tờ khai đăng ký (02 bản);
- Bản mô tả sáng chế (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
- Bản tóm tắt sáng chế (02 bản);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác;
- Tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (bản sao đơn (các đơn) đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn, trừ đơn PCT).
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua ủy quyền);
Nơi nộp hồ sơ: Cục Sở hữu trí tuệ (Hà Nội) hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và TP.HCM.
Phương thức nộp: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Thời hạn giải quyết (Khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, Thông tư 05/2013/TT-BKHCN):
- Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
- Công bố đơn: trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn;
- Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.
- Cấp văn bằng bảo hộ: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.
- Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Phí, lệ phí: (Căn cứ biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC):
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng.
- Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng/1 yêu cầu bảo hộ độc lập; đối với đơn sáng chế có trên 01 điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ => + 100.000 đồng.
- Phí thẩm định đơn đăng ký sáng chế:
+ Phí thẩm định hình thức bằng 20% x 900.000 đồng.
+ Phí thẩm định hình thức bằng 20% x 900.000 đồng.
- Bản mô tả có trên 6 trang, từ trang thứ 7 trở đi phải nộp thêm 40.000 đồng/trang.
- Phí phân loại quốc tế về sáng chế: 100.000 đồng/phân nhóm.
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/đơn/yêu cầu.
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 600.000 đồng/yêu cầu bảo hộ độc lập.
- Phí công bố thông tin: 120.000 đồng (từ hình thứ 2 trở đi: =+ 60.000 đồng/1 hình, từ trang bản mô tả thứ 7 trở đi: +10.000 đồng/trang).
- Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật