Chuyển từ khiếu nại sang tố cáo thì cần lưu ý những gì?

Ban biên tập cho tôi hỏi, chuyện là gia đình tôi có tranh chấp đất với Ủy ban nhân dân xã, đã qua hoà giải lần đầu tại Ủy ban nhân dân xã nhưng không thành, gia đình tôi không muốn thưa kiện cơ quan chức trách vì lo về mặt án phí, chúng tôi quyết định khiếu nại lần 1, rồi lần 2 nhưng kết quả nhận được chúng tôi không hài lòng, chúng tôi quyết định tố cáo thì anh chị cho tôi biết cần lưu ý những gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018 quy định: 

1. Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;

d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, để được thụ lý giải quyết tố cáo thì bạn cần đáp ứng các điều kiện nêu trên đồng thời lưu ý cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào