Biện pháp xóa lãi năm 2019 được quy định như thế nào?
Theo Điều 15 Thông tư 57/2019/TT-BTC quy định việc xóa lãi của Quỹ bảo lãnh tín dụng cụ thể như sau:
*Đối tượng xem xét:
=> Khách hàng gặp rủi ro do một trong các trường hợp sau:
- Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
- Khách hàng bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
*Điều kiện xem xét: Khách hàng được xem xét xóa nợ lãi khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Thuộc đối tượng được xóa lãi theo quy định.
- Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của hai (02) năm liền kề trước năm đề nghị xóa nợ lãi bị lỗ và còn lỗ lũy kế, không trả được một phần hoặc toàn bộ nợ lãi đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký;
- Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ còn lại khả thi sau khi được xóa nợ lãi (trừ trường hợp khách hàng bị phá sản);
- Khoản nợ của khách hàng đã được cơ cấu nợ, khoanh nợ hoặc chưa được cơ cấu nợ, khoanh nợ nhưng Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định, đánh giá (trừ trường hợp khách hàng bị phá sản):
+ Nếu áp dụng các biện pháp cơ cấu nợ, khoanh nợ thì khách hàng cũng không trả được nợ (gốc, lãi) cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng cam kết;
+ Tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng rất khó khăn, cần thiết phải thực hiện biện pháp xóa nợ lãi để tháo gỡ một phần khó khăn cho khách hàng và sau khi xóa nợ lãi khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng cam kết.
Trên đây là quy định xóa lãi đối với một số khách hàng của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật