Đỗ xe dưới gầm cầu bị xử lý thế nào?
+ Căn cứ Điểm đ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- ... Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ.
- Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn.
=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì khi xe ô tô đỗ xe dưới gầm cầu sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng và sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn.
+ Theo Khoản 3 Điều 1 Thông tư 35/2017/TT-BGTVT quy định: Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác.
+ Căn cứ Khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
=> Như vậy, người nào làm bãi giữ xe dưới gầm cầu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh không có giấy phép kinh doanh và sẽ bị xử phạt theo quy định trên.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật