Xây dựng không có Giấy phép bị xử phạt như thế nào?
Theo Điểm e Khoản 1 Điều 102 Luật xây dựng 2014 quy định thời gian cấp giấy phép xây dựng cụ thể như sau:
"Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này."
=> Như vậy, đối với công trình là nhà ở riêng lẻ, đối với công trình khác 30 ngày thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan phải cấp Giấy phép xây dựng theo quy định. Nếu phải xem xét thêm thì phải có thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, vào thời gian thông báo không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.
*Xử lý hành chính.
- Căn cứ vào Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
Khi xây dựng các công trình yêu cầu phải xin phép chỉ được xây dựng khi có giấy phép, nếu xây dựng khi không có giấy phép thì sẽ bị xử lý hành chính với hành vi xây dựng công trình không có giấy phép như sau:
Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phụ hậu quả: Buộc tháo dỡ công trình.
Theo quy định tại Chương VI Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì địa chính tại địa phương không có thẩm quyền xử phạt với hành vi xây dựng công trình không có Giấy phép xây dựng.
Như vậy, trong trường hợp này nếu hết thời gian cấp Giấy phép xây dựng theo quy định bạn không nhận được thông báo hay Giấy phép xây dựng bạn có thể khiếu nại lên cơ quan cấp Giấy phép xây dựng cho bạn.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật