Tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch kiểm soát viên cao cấp ngân hàng
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 12/2019/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/01/2020) quy định tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch kiểm soát viên cao cấp ngân hàng, cụ thể như sau:
- Nắm vững và am hiểu sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước; định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành, lĩnh vực về kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước;
- Nắm vững các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước;
- Xây dựng, hoàn thiện được phương pháp nghiên cứu và đề xuất cải tiến nghiệp vụ quản lý hoạt động ngành Ngân hàng;
- Xây dựng được các phương án, kế hoạch tổ chức hoạt động kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước;
- Có khả năng phân tích kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động ngân hàng; phân tích, tổng hợp đánh giá được các mặt hoạt động nghiệp vụ, lĩnh vực quản lý của Ngân hàng Nhà nước;
- Có khả năng nghiên cứu, tổng kết, đánh giá trong công tác kiểm soát, kiểm toán Ngân hàng Nhà nước; xây dựng được các phương án, kế hoạch tổ chức hoạt động kiểm soát, kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước;
- Có kinh nghiệm trên các lĩnh vực nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, ngân hàng;
- Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm soát viên cao cấp thì trong thời gian giữ ngạch kiểm soát viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu;
- Có kinh nghiệm công tác ở ngạch kiểm soát viên chính ngân hàng hoặc tương đương. Công chức dự thi nâng ngạch kiểm soát viên cao cấp phải có thời gian giữ ngạch kiểm soát viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch kiểm soát viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật