Vợ rút đơn tố cáo thì chồng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bạo hành?
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 như sau:
"Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
....
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
..."
Hành vi đánh đập, bạo hành vợ là hành vi cố ý gây thương tích nên dấu hiệu bắt buộc để làm căn cứ khởi tố hình sự. Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự là nạn nhân phải chịu thương tích từ 11% trở lên mới có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.
Bên cạnh đó, Tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được truy tố tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự sẽ khởi tố theo yêu cầu của bị hại.
Do đó, nếu bị hại (người vợ) rút đơn tố cáo thì không có cơ sở giám định thương tích để xác định trách nhiệm hình sự đối với người chồng. Trường hợp này người vợ rút đơn tố cáo thì người chồng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, người chồng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia định, cụ thể mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Tuy nhiên, trường hợp nạn nhân không đi giám định, nếu xét thấy hậu quả nghiêm trọng, cơ quan điều tra có thể áp dụng các biện pháp tư pháp để buộc nạn nhân đi giám định. Cơ quan điều tra cũng có thể thu thập hồ sơ bệnh án của nạn nhân thông qua các biện pháp nghiệp vụ để giám định trên hồ sơ.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc