Người đang cải tạo trong trường giáo dưỡng có còn quyền công dân không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về trường hợp bị tước một số quyền công dân, cụ thể như sau:
"1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân."
Ngoài ra, tại Điều 122 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt bổ sung, cụ thể như sau:
Người phạm tội quy định tại Chương này còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các tội phạm quy định tại "Chương này" theo quy định trên được quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015 bao gồm:
Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc
Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Điều 110. Tội gián điệp
Điều 111. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
Điều 112. Tội bạo loạn
Điều 113. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
Điều 114. Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Điều 115. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hộ
Điều 116. Tội phá hoại chính sách đoàn kết
Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước
Điều 118. Tội phá rối an ninh
Điều 119. Tội chống phá cơ sở giam giữ
Điều 120. Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
Điều 121. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
Tất cả đều có hình phạt tù.
Như vậy, người đang chấp hành trong trường giáo dưỡng thì không bị tước quyền công dân, tức vẫn còn quyền công dân.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật