Nhiệm vụ của cơ quan thường trực công tác quốc phòng cấp huyện
Theo Điều 8 Thông tư 99/2019/TT-BQP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thường trực công tác quốc phòng cấp huyện, cụ thể như sau:
*Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cùng cấp, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng tại Khoản 1, 3 Điều 11 Nghị định 168/2018/NĐ-CP, cụ thể:
- Thực hiện nhiệm vụ về công tác quốc phòng theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, g, l, m, n Khoản 1 Điều 7 Thông tư 99/2019/TT-BQP;
- Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự, tham gia diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh, diễn tập theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền; chỉ đạo cấp xã diễn tập chiến đấu phòng thủ và phòng thủ dân sự;
- Chỉ đạo xây dựng và hoạt động của cơ quan quân sự địa phương cấp huyện, cấp xã; nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên;
- Thực hiện tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; tuyển sinh quân sự; tuyển sinh đào tạo cán bộ quân sự ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; tiếp nhận, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ;
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền giao.
*Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng địa phương.
- Thực hiện nhiệm vụ về công tác quốc phòng theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e, g, h, i Khoản 2 Điều 7 Thông tư 99/2019/TT-BQP;
- Tổ chức hướng dẫn đăng ký, quản lý nguồn sẵn sàng nhập ngũ, nguồn tham gia dân quân tự vệ, dự bị động viên; huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu đối với lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật;
- Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng.
Trên đây là nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thường trực công tác quốc phòng cấp huyện.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật