Nhiệm vụ của cơ quan thường trực công tác quốc phòng cấp tỉnh trong việc chủ trì thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương

Nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thường trực công tác quốc phòng cấp tỉnh trong việc chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương được quy định như thế nào?

Theo Điều 7 Thông tư 99/2019/TT-BQP quy định nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thường trực công tác quốc phòng cấp tỉnh trong việc chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương, cụ thể như sau:

- Ban hành quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao;

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác quốc phòng của cơ quan, tổ chức, địa phương quy định tại Khoản 1 Điều này;

- Xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; thành lập, kiện toàn tổ chức và hoạt động ban chỉ huy quân sự của cơ quan, tổ chức, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên;

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;

- Chủ trì, phối hợp với công an nhân dân và các lực lượng liên quan quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự; thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự ở địa phương;

- Phối hợp với công an nhân dân và các lực lượng liên quan bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

- Hằng năm lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách bảo đảm thực hiện;

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khác về quốc phòng theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền giao.

Trên đây là nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thường trực công tác quốc phòng cấp tỉnh trong việc chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương.

Trên trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào