Thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục của Tổng Giám đốc kho bạc nhà nước
Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 64 Nghị định 63/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/9/2019 quy định Tổng Giám đốc kho bạc nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- Buộc thu hồi đối với các khoản đã chi từ việc lập hồ sơ, chứng từ thanh toán cho khối lượng công việc chưa thực hiện; khối lượng công việc đang thực hiện dở dang, chưa đủ điều kiện thanh toán và phần đã thanh toán vượt giá trị hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng.
- Buộc thu hồi đối với các khoản đã chi từ việc lập hồ sơ, chứng từ sai chế độ quy định và các khoản chi sai từ việc lập hồ sơ, chứng từ sai so với nội dung trên hồ sơ, chứng từ gốc tại đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Buộc thu hồi toàn bộ các khoản đã chi từ việc sử dụng hồ sơ, chứng từ giả mạo để chi ngân sách nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Buộc phải hoàn thiện lại hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm chế độ thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước.
- Buộc phải làm thủ tục cam kết chi trước khi đề nghị Kho bạc Nhà nước thanh toán, chi trả ngân sách nhà nước hoặc buộc phải làm lại thủ tục cam kết chi đối với hành vi vi phạm thủ tục kiểm soát cam kết chi.
- Buộc phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng đối với hành vi vi phạm thủ tục, thời hạn tạm ứng ngân sách nhà nước.
- Buộc phải phong tỏa tài khoản hoặc đóng tài khoản đối với các hành vi vi phạm về đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; buộc phải phong tỏa tài khoản đối với hành vi lập hồ sơ, giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì Tổng Giám đốc kho bạc nhà nước có quyền áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo để thực hiện mở tài khoản tại kho bạc nhà nước.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật