Quy chế dân chủ nơi làm việc
Theo qui định tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/06/2013 của Chính phủ thì Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là những quy định về quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động với các nội dung người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra, giám sát và các hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, cụ thể:
Nội dung người sử dụng lao động phải công khai: Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh; Nội quy, quy chế, quy định của doanh nghiệp; Tình hình thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp; Trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Công khai tài chính hàng năm của doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến người lao động; Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung người lao động tham gia ý kiến: Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế, quy định phải công khai tại doanh nghiệp; Các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ; Xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể; Nghị quyết hội nghị người lao động; Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.
Nội dung người lao động quyết định: Giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động; Nội dung thương lượng thỏa ước lao động tập thể; Thông qua nghị quyết hội nghị người lao động; Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; Tham gia hoặc không tham gia đình công; Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát: Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh; Thực hiện hợp đồng lao động và các chế độ, chính sách đối với người lao động; Thực hiện các nội quy, quy chế, quy định phải công khai của doanh nghiệp; Thực hiện thỏa ước lao động tập thể; Thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động, nghị quyết hội nghị tổ chức công đoàn cơ sở; Trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp; trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Tình hình thi đua, khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết luận của thanh tra, kiểm toán và thực hiện các kiến nghị của thanh tra, kiểm toán liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động; Thực hiện điều lệ doanh nghiệp và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Các hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc: Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; Tổ chức hội nghị người lao động; Các hình thức thực hiện dân chủ khác như: Cung cấp và trao đổi thông tin tại các cuộc họp; Niêm yết công khai ở những địa điểm thuận lợi tại doanh nghiệp; Cung cấp thông tin qua hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ; Hòm thư góp ý kiến; Tổ chức lấy ý kiến trực tiếp người lao động; Biểu quyết tại các cuộc họp, hội nghị trong doanh nghiệp; Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật...
Thư Viện Pháp Luật