Không sử dụng họ cha và họ mẹ khi khai sinh cho con có được không?
Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch, cũng có quy định:
- Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
+ Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
Và tại Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015, có quy định thì:
- Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
- Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
=> Căn cứ quy định trên thì khi đăng ký khai sinh cho con, có quyền lấy họ cha hoặc họ mẹ. Họ cha, họ mẹ đây được xác định trên giấy khai sinh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ chồng khi làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp cha mẹ không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán (thường thì tập quán hiện nay về việc lấy họ khi khai sinh cho con là theo họ cha, không xác định được cha thì lấy họ mẹ). Vậy nên, không được từ chối họ cha hoặc họ mẹ khi làm thủ tục khai sinh cho con.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật