Doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Ban biên tập dựa vào thông tư mới ban hành gần đây và cho tôi biết: Khi nào thì doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và thực hiện như thế nào? Mong nhận được sự phản hồi từ các bạn!

Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 48/2019/TT-BTC (có hiệu lực từ 10/10/2019) quy định về trường hợp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cụ thể như sau:

Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, trên cơ sở tài liệu do doanh nghiệp thu thập chứng minh giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

- Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.

- Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng mặt hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.

Trân trọng!

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào