Giám sát công tác nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng gồm những công việc nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 159/2018/NĐ-CP thì Giám sát công tác nạo vét duy tu, gồm:
- Xem xét, kiểm tra trình tự và biện pháp thi công chi tiết do nhà thầu thi công công trình lập trước khi trình phê duyệt;
- Kiểm tra hệ thống mốc định vị mặt bằng và cao độ phục vụ trong suốt quá trình thi công công trình;
- Kiểm tra, giám sát các máy móc, thiết bị thi công tập kết tới công trường theo danh mục, quy cách, chủng loại, tính năng kỹ thuật, thời hạn đăng kiểm, chứng chỉ của thuyền viên, bảo hiểm của phương tiện và các yêu cầu cần thiết khác nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình thi công;
- Kiểm tra việc lắp đặt và chất lượng của hệ thống giám sát nạo vét. Các thiết bị phải có xuất xứ rõ ràng, niêm phong hoặc kẹp chì cố định khi lắp đặt, đảm bảo hiển thị các dữ liệu tên (số hiệu) phương tiện, kích thước, vị trí, vận tốc di chuyển, thời điểm dừng đỗ để thuận lợi cho công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát;
- Theo dõi tiến độ nạo vét;
- Kiểm tra điều kiện khởi công công trình; nhân sự của nhà thầu thi công đưa vào, rời công trường;
- Giám sát công tác an toàn và bảo vệ môi trường;
- Giám sát thi công nạo vét đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật (đúng độ sâu, mái dốc thiết kế, có kể đến các sai số cho phép theo đúng quy định);
- Giám sát công tác đo đạc kiểm tra sau khi hoàn thành công tác nạo vét, bảo đảm hệ thống mốc định vị mặt bằng và cao độ sử dụng để đo đạc trước và sau khi nạo vét là không thay đổi;
- Kiểm tra, xác nhận khối lượng.
Trên đây là quy định về giám sát công tác nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc