Phân biệt việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian với những tác phẩm khác

Việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có những điểm khác biệt nào so với các loại hình tác phẩm khác? Mong nhận được sự phản hồi!

Căn cứ: Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sau đây viết tắt là Luật SHTT 2005)

Tiêu chí

Tác phẩm khác

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Điều kiện bảo hộ

- Tác phẩm được bảo hộ mang tính sáng tạo cá nhân/tập thể

- Phải được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định

 

- Tác phẩm được bảo hộ mang tính sáng tạo tập thể

- Không bắt buộc thể hiện dưới hình thức nhất định. Chẳng hạn: Điệu múa, điệu hát, làn điệu âm nhạc, truyện, thơ

Nội dung bảo hộ

Bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản (Điều 19, 20 Luật SHTT 2005)

 

Chỉ bảo hộ quyền nhân thân (khoản 2 Điều 23 Luật SHTT 2005), đó là quyền được người sử dụng dẫn chiếu xuất xứ (Khoản 2 Điều 19 Luật SHTT 2005)

 

Chủ sở hữu quyền tác giả

Cá nhân, nhóm tập thể trực tiếp sáng tạo hoặc cá nhân, tổ chức sở hữu tác phẩm. (Điều 13 Luật SHTT 2005)

 

Toàn thể cộng đồng. Tuy nhiên, những thực thể và cá thể sau có thể được xem là chủ sở hữu để bảo tồn và phát huy giá trị của tác phẩm đó (khai thác lợi ích từ tác phẩm):

- Cộng đồng công xã (chủ sở hữu công xã/làng của họ)

- Những người được cộng đồng công nhận là người hàng đầu trong việc nắm giữ và thực hành, truyền dạy vốn văn học nghệ thuật dân gian của cộng  đồng

- Người sưu tầm, nghiên cứu

 

Thời gian bảo hộ

Có thời hạn cụ thể (Điều 27 Luật SHTT 2005)

Pháp luật không quy định

 

Trên đây là nội dung phân biệt của chúng tôi.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tác phẩm văn học

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào