Xâm phạm đời tư cá nhân bị xử lý như thế nào?
*Trách nhiệm hành chính.
Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP xâm phạm đời tư cá nhân bị xử phạt như sau:
=> Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Như vậy, chỉ có xâm phạm đời tư mà tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm mới bị xử phạt hành chính theo Điều luật trên.
*Trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
- Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
- Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
- Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
- Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
- Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
=> Như vậy, nếu người đó xâm phạm đời tư dưới những hình thức trên mà đã bị xử phạt hành chính thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, nếu hành vi có những dấu hiệu vi phạm quy định tại Khoản 2, 3 Điều 159 Bộ luật hình sự 2015 thì khung hình phạt sẽ tăng nặng hơn.
*Trách nhiệm dân sự:
=> Khi việc xâm phạm bí mật cá nhân là ảnh hưởng đến nhân phẩm của người đó thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015.
Ngoài ra, buộc xin lỗi, buộc xóa những tài liệu lưu giữ bí mật cá nhân của người đó.
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật