Cấp trưởng có được ủy quyền cho cấp phó xử phạt hành chính trong suốt thời gian mình công tác không?
Tại Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:
Điều 54. Giao quyền xử phạt
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; ... của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác.
=> Như vậy, theo quy định trên thì cấp trưởng có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính cho cấp phó của mình.
Bên cạnh đó tại Khoản 2 Điều 87 của Luật cũng có quy định:
2. Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác.
=> Như vậy, theo quy định trên thì đối với hình thức thi hành quyết định cưỡng chế thì cấp trưởng chỉ được ủy quyền cho cấp phó khi cấp trưởng vắng mặt, còn nếu cấp trưởng có mặt mà vẫn ủy quyền cho cấp phó là sai quy định. Vậy nên, cấp trưởng không được ủy quyền cho cấp phó trong suốt quá trình đương nhiệm của mình.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật