Giữ xe không lấy thẻ, mất xe có được bồi thường?
Theo Khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hình thức giao dịch dân sự là: "Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.”
Điều 554 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản:
“Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”
Căn cứ quy định trên thì giữa nhân viên bảo vệ và bạn đã phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản bằng lời nói. Việc giao thẻ (vé) gửi xe là bằng chứng chứng minh cho quan hệ này. Còn trong trường hợp không giao thẻ xe thì cũng đã phát sinh hợp đồng gửi giữ giữa các bên (hợp đồng bằng lời nói).
Tại Khoản 4 Điều 557 Bộ luật dân sự 2015 có quy định nghĩa vụ của người giữ tài sản là "Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”
Nhưng nếu gặp phải trường hợp này, thì bạn sẽ nhận được bồi thường từ nhân viên bảo vệ hoặc người trông giữ tài sản.
Như vậy, làm mất tài sản thì phải bồi thường thiệt hại, nếu bạn không nhận thẻ (vé) khi gửi xe: (do người trông giữ không yêu cầu lấy vé). Mặc dù lúc này đã phát sinh hợp đồng gửi giữ, tuy nhiên bạn lại thiếu bằng chứng chứng minh về vấn đề gửi xe, bởi lúc này trong tay không có vé gửi xe do người trông giữ phát hành mà chỉ có nộp thẻ ra vào cổng. Và để có thể đòi được khoản tiền bồi thường này thì bạn phải tự mình chứng minh là có mặt tại địa điểm đó, có gửi xe bằng cách lấy hình ảnh từ hệ thống camera,…
Mức bồi thường này sẽ căn cứ vào giá trị thực của tài sản mất, thời gian đã qua sử dụng và theo sự thống nhất của các bên. Nếu giữa các bên không thể thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại thì bên mất tài sản có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật để đòi lại tài sản đã mất của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc