Quản lý rủi ro từ nguồn vốn ưu đãi nước ngoài
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 97/2018/NĐ-CP thì phân loại nợ như sau:
1. Trên cơ sở phân loại nợ, Bộ Tài chính áp dụng các nghiệp vụ quản lý rủi ro như sau:
- Đối với nợ quá hạn từ 1 kỳ trở lên: Bên vay lại báo cáo cơ quan được ủy quyền cho vay lại về tình hình doanh thu, chi phí của bên vay lại và cam kết bố trí đủ nguồn để trả nợ; không được xem xét các khoản vay mới;
- Đối với nợ quá hạn từ 2 kỳ trở lên: Bên vay lại duy trì số dư tài khoản nêu tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này với mức tối thiểu bằng 2 kỳ trả nợ tiếp theo, chậm nhất 15 ngày trước kỳ trả nợ tiếp theo gần nhất;
- Đối với khoản nợ quá hạn từ 3 kỳ trở lên: Cơ quan cho vay lại được phép yêu cầu các ngân hàng nơi bên vay lại mở tài khoản trích tài khoản để trả nợ, theo ủy quyền của bên vay lại nêu tại khoản 4 Điều 17 Nghị định này;
- Trường hợp khoản vay không có khả năng trả nợ: Bên vay lại có trách nhiệm chấp hành các biện pháp xử lý theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, kể cả việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
2. Việc xử lý rủi ro phải đảm bảo nguyên tắc thực hiện đúng quy định của pháp luật, giảm thiệt hại tối đa cho Nhà nước và gắn trách nhiệm của cơ quan cho vay lại, bên vay lại trong việc cho vay, thu hồi và xử lý nợ.
Trên đây là quy định về quản lý rủi ro từ nguồn vốn ưu đãi nước ngoài.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc