Quản lý tài sản bảo đảm tiền vay vốn ODA, vay ưu đãi
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 97/2018/NĐ-CP thì quản lý tài sản bảo đảm tiền vay như sau:
- Trong vòng 30 ngày kể từ khi ký hợp đồng cho vay lại đối với bên vay lại là đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, Bên vay lại và cơ quan được ủy quyền cho vay lại ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay, Bên vay lại thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
- Các bên có liên quan tới tài sản bảo đảm có trách nhiệm tuân thủ theo các quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm tiền vay phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích. Trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, hoặc sự đồng ý của cơ quan được ủy quyền cho vay lại trong trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng.
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay chỉ hết hiệu lực khi Bên vay lại đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ nợ theo hợp đồng cho vay lại.
- Bên vay lại có trách nhiệm mua bảo hiểm rủi ro theo quy định của pháp luật đối với tài sản bảo đảm tiền vay đang thế chấp cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại trong suốt thời gian còn dư nợ vay.
- Cơ quan được ủy quyền cho vay lại quản lý, giám sát việc sử dụng tài sản bảo đảm tiền vay; được thuê tổ chức độc lập để định giá, kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm tiền vay trong trường hợp phải cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Bên vay lại có trách nhiệm chi trả các chi phí này.
Trên đây là quy định về quản lý tài sản bảo đảm tiền vay vốn ODA, vay ưu đãi.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc