Kết hôn giả tạo để nhập quốc tịch Việt Nam bị xử lý thế nào?
Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì kết hôn giả tạo được định nghĩa như sau:
“Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”
Kết hôn giả tạo là thuật ngữ chỉ về một cuộc hôn nhân theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu.
Theo Điểm a Khoản 4 Điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì:
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;
b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác”.
Cơ quan có thẩm quyền của từng quốc gia sẽ có nhiều biện pháp để kiểm tra tính chính xác và hợp lý của hôn nhân. Nếu một người đã được định cư nhưng sau đó mới bị phát hiện ra có hành vi gian lận sẽ bị tước thẻ định cư và trục xuất về nước, thậm chí những ai đã có quốc tịch còn có thể bị tước cả quốc tịch.
Do đó, trường hợp bạn có hành vi nhận tiền để làm làm vợ chồng có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000 đồng. Trường hợp mức độ nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc