Phân biệt tố giác và tố cáo

Hiện tại, em đang rất mơ hồ về hai khái niệm tố giác và tố cáo. Anh/chị có thể phân biệt cơ bản dùm em giữa tố cáo và tố giác khác nhau điểm nào ạ? Cảm ơn rất nhiều!

 Tiêu chí

Tố cáo

Tố giác

Cơ sở pháp lý

Điều 2 Luật Tố cáo 2018

Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Khái niệm

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền

Hành vi vi phạm

Không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm pháp luật

Có thể cấu thành tội phạm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự

Thời điểm phát sinh

- Sau khi công dân thực hiện quyền tố cáo.

- Công dân có quyền tố cáo hay không một hành vi nào đó.

- Phát sinh ngay khi công dân biết về tội phạm, hay nói cách khác khi tội phạm xảy ra.

- Bắt buộc phải tố giác nếu biết rõ về một tội phạm

Hậu quả pháp lý

Nếu công dân không tố cáo dù là đã phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân khác thì họ cũng không phải chịu bất kỳ hình thức xử lý

Khi công dân biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “không tố giác tội phạm”

Trên đây là nội dung phân biệt tố cáo và tố giác của chúng tôi. Hi vọng có thể giúp bạn hiểu hơn.

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào