Có quyền không ký biên bản chạy quá tốc độ không?
Căn cứ Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính:
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Với nội dung trên, nếu bạn khẳng định mình không chạy quá tốc độ, tại hiện trường cũng không có camera ghi nhận, cảnh sát giao thông phải đưa ra được bằng chứng chứng minh bạn có hành vi vượt đèn đỏ. Nếu không có bằng chứng, cảnh sát không có căn cứ lập biên bản để xác định bạn có hành vi vi phạm.
Ngoài ra, Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
- Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
Nếu bạn không đồng ý không ký biên bản thì người xử lý vi phạm cần phải có hai người làm chứng hoặc chứng kiên của chính quyền địa phương mới đảm bảo biên bản vi phạm tuân thủ đúng pháp luật. Dựa trên biên bản này người có thẩm quyền có quyền ban hành quyết định xử phạt.
Nếu người vi phạm cho rằng việc hành vi xử phạt của CSGT chưa đúng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình có thể khiếu nại theo Luật Khiếu nại.
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 về trình tự khiếu nại quy định:
- Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết, có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết, có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015.
Điều 9 Luật khiếu nại 2011 quy định:
- Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật