Tham gia kháng chiến chống Mỹ sử dụng tên gọi ở nhà không được hưởng chế độ 142 đúng không?
Chế độ 142 mà bạn đề cập được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 142/2008/QĐ-TTg được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC và được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 110/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, cụ thể như sau:
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Mục I Thông tư này, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong quân đội (bao gồm cả trường hợp hiện đang công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng không đủ điều kiện hoặc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc), được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, tính theo số năm công tác thực tế.
Tại Điều 3 Quyết định 142/2008/QĐ-TTg quy định điều kiện được hưởng chế độ 142 như sau:
Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có dưới 15 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (bao gồm cả số tiếp tục công tác sau đó thôi việc), được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo số năm công tác thực tế trong quân đội.
Hồ sơ hưởng chế độ được hướng dẫn bởi Mục IV Thông tư liên tịch 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC:
1. Các giấy tờ làm căn cứ xét duyệt
a. Giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc, gồm:
- Quyết định phục viên, xuất ngũ; lý lịch quân nhân; bản trích yếu 63;
- Sổ trợ cấp phục viên, xuất ngũ; phiếu trợ cấp phục viên, xuất ngũ;
- Lý lịch đảng viên (nếu có);
- Giấy xác nhận của đơn vị cũ trước khi quân nhân phục viên, xuất ngũ (đối với trường hợp không có các giấy tờ nêu trên), kèm theo bản photo hồ sơ lưu trữ, quản lý của đơn vị làm căn cứ để xác nhận (mẫu 08), do Thủ trưởng đơn vị cấp Trung đoàn hoặc tương đương trở lên theo phân cấp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ cấp, ký, đóng dấu.
b. Giấy tờ liên quan, gồm:
- Quyết định gọi nhập ngũ; bổ nhiệm chức vụ, đề bạt quân hàm; điều động công tác;
- Giấy đăng ký quân nhân dự bị (phiếu đăng ký; phiếu cán bộ; bản khai phong, thăng quân hàm quân nhân dự bị…);
...
2. Hồ sơ xét hưởng chế độ
a. Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng được lập thành 03 bộ, gồm:
- Bản khai cá nhân của đối tượng (mẫu 1A);
- Một hoặc các giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc; hoặc giấy tờ liên quan (gồm: bản gốc hoặc bản công chứng và bản photo có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, theo từng bộ hồ sơ). Các giấy tờ trên phải chứng minh được ngày, tháng, năm nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước và tổng thời gian công tác thực tế trong quân đội từ đủ 15 năm trở lên;
- Bản photo Chứng minh thư nhân dân (có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường);
- ...
- Bản khai cá nhân;
- ..
b. Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần (bao gồm các đối tượng dưới 15 năm và đối tượng đã từ trần)
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần được lập thành 02 bộ, gồm:
- Bản khai cá nhân của đối tượng hoặc thân nhân của đối tượng (mẫu 1B, 1C);
- Một hoặc các giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc; hoặc giấy tờ có liên quan (bản photo có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng);
- Bản photo Chứng minh thư nhân dân (có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường);
-...
Như vậy, nếu bạn thỏa các điều kiện được hưởng chế độ 142 nhưng do bạn sử dụng tên ở nhà để kê khai tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì thông tin sẽ không khớp với hồ sơ làm căn cứ xét duyệt và hồ sơ xét hưởng chế độ (đây là những loại giấy tờ sử dụng theo tên khai sinh), dẫn đến thiếu sót và bạn không được hưởng chế độ 142. Trường hợp này bạn vui lòng liên hệ lại huyện đội để được hướng dẫn chi tiết cách thức xử lý hồ sơ hưởng.
Trên đây là nội dung tư vấn, chúng tôi phản hồi đến bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật