Việc bồi thường thiệt hại khi đình công bất hợp pháp

Em muốn biết việc bồi thường thiệt hại khi đình công bất hợp pháp được quy định như thế nào?

Theo Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXH, việc thương lượng bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

- Trường hợp tổ chức Công đoàn lãnh đạo đình công không đồng ý với một trong các nội dung chủ yếu trong văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, tổ chức Công đoàn lãnh đạo đình công có văn bản yêu cầu NSDLĐ tổ chức thương lượng.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, NSDLĐ trao đổi, thống nhất với đại diện tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia phiên họp thương lượng bồi thường thiệt hại.

- Phiên họp thương lượng bồi thường thiệt hại phải được lập biên bản, có chữ ký của các bên tham gia thương lượng và của người ghi biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất (nếu có), những nội dung còn ý kiến khác nhau.

- Nếu hai bên thống nhất nội dung thương lượng thì hai bên có trách nhiệm thực hiện theo nội dung đã đạt được thỏa thuận; trường hợp không thống nhất nội dung thương lượng thì một trong hai bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.

Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXH sẽ có hiệu lực từ ngày 15/9/2015.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đình công bất hợp pháp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào