Hỏi về đại tiện và tiểu tiện khi khám chữa bệnh y học cổ truyền có thể biết bệnh gì?
Tại quy trình số 4 của Quyết định 26/2008/QĐ-BYT về Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định:
Hỏi về đại tiện và tiểu tiện: hỏi rõ về số lần và tình trạng của đại - tiểu tiện và các dấu hiệu kèm theo
+ Đại tiện:
Đi dễ hay khó:
- Đại tiện khó thuộc thực.
- Đại tiện dễ hơn bình thường hoặc không cầm được thuộc hư
Phân táo hay lỏng:
- Khô (táo) hơn bình thường là nhiệt vừa, nếu bón lại từng hòn là nhiệt nặng.
- Phân lỏng loãng thường thuộc hàn, nhưng đôi khi là nhiệt hoặc thực.
Tính chất phân:
- Đại tiện phân có máu mũi, kèm theo đau bụng quặn, mót rặn, toàn thân sốt là chứng Lỵ (thấp nhiệt).
- Đại tiện phân đen như bã cà phê, mùi thối khẳn... là viễn huyết (xuất huyết đường tiêu hoá trên).
- Đại tiện phân có máu đỏ tươi đa số là cận huyết (chảy máu do Trĩ).
- Đại tiện phân sống nhão, nát, trước khi đi đại tiện không đau bụng... đa số là tỳ vị hư hàn.
- Đại tịên phân nhão nát, có mùi chua hôi, phân lổn nhổn, sống phân có bọt, trước khi đại tiện thì đau bụng, sau khi đại tiện thì giảm đau, đó là hiện tượng thực ngưng
- Sáng sớm đã đau bụng, đi ngoài lỏng ... đa số là thận dương hư.
+ Tiểu tiện:
Đi dễ hơn hay khó hơn:
- Tiểu tiện khó, nhỏ giọt: chứng thực (u xơ tiền liệt tuyến, viêm bàng quang cấp, sỏi bàng quang...)
- Sau mổ không đái được: rối loạn khí hoá bàng quang
- Đái dễ hơn, dễ són đái không cầm được: chứng hư
Mầu sắc, số lượng:
- Nước tiểu trong, đái nhiều: hàn
- Nước tiểu vàng sẫm, đái ít: nhiệt
- Nước tiểu đục, đái rắt, đái buốt: thấp nhiệt
Thời gian đi tiểu: đi tiểu nhiều về đêm, hay đái dầm... là thận hư
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật