Hỏi về ăn uống khi khám bệnh y học cổ truyền có thể biết được những bệnh gì?

Ban biên tập cho tôi hỏi. Theo quy định thì trong khám chữa bệnh y học cổ truyền bác sĩ hỏi về ăn uống có thể biết được những bệnh gì?

Tại quy trình số 4 của Quyết định 26/2008/QĐ-BYT về Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định:

Hỏi về ăn uống: cần hỏi đã ăn uống những gì? Lượng ăn, khẩu vị, phản ứng sau khi ăn, cho tới cảm giác khát, uống nước

- Đang mắc bệnh vẫn ăn uống gần như bình thường, là vị khí chưa bị tổn thương

- Chán ăn, đầy bụng, hay ợ hơi: vị có tích ngưng (thực chứng)

- Ăn không ngon miệng, không tiêu: hư chứng

- Ăn vào bụng chướng thêm: thực chứng

- Ăn vào dễ chịu: hư chứng; khó chịu: thực chứng

- Ăn vào đầy tức, lâu tiêu: tích trệ

- Ăn nhiều mau đói: đa số là vị hoả (cần chú ý loại trừ chứng tiêu khát)

- Miệng khát, thích uống nước mát: nhiệt ở lý

- Thích uống nước ấm: hàn ở lý

- Không muốn uống, uống vào lại nôn ra: thấp nhiệt ở lý

- Uống vào không hết khát: âm hư sinh nội nhiệt

- Miệng nhạt, không khát hoặc là biểu chứng chưa chuyển vào lý hoặc là dương hư - hàn bên trong mạch (lý chứng).

- Miệng đắng là can đởm thấp nhiệt, miệng chua là trường vị tích ngưng, miệng ngọt cũng là tỳ hư có thấp nhiệt.

- Khẩu vị trước khi mắc bệnh: có thể là nguyên nhân gây ra bệnh hiện nay. Hay ăn đồ sống lạnh, ngọt béo: dễ tổn thương dương khí tỳ vị. Ăn nhiều đồ cay nóng, uống rượu nhiều dễ làm hao tổn tân dịch, gây đại tiện táo

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Y học cổ truyền

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào