Đầu đau và váng đầu sẽ là dấu hiệu của bệnh gì khi khám chữa bệnh y học cổ truyền
Tại quy trình số 4 của Quyết định 26/2008/QĐ-BYT về Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định:
- Đầu đau liên tục, chủ yếu ở hai bên thái dương, kèm theo phát sốt, sợ lạnh... đa số là do ngoại cảm
- Đau đầu khi đau, khi ngừng, thường kèm theo có hoa mắt, chóng mặt, không nóng, không lạnh... đa số là do nội thương - lý chứng
- Đau nhiều hoặc chỉ ở một bên đầu thuộc về nội phong, huyết hư
- Ban ngày đau đầu, khi lao động mệt mỏi đau tăng do dương hư
- Đau đầu buổi chiều... thuộc huyết hư, đau đầu vào nửa đêm... đa số thuộc âm hư
- Đau đầu kèm hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ, miệng đắng... là do can đởm hoả mạnh
- Đau đầu kèm hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực, thở ngắn gấp, không có lực... do khí huyết hư nhược
- Bỗng nhiên váng đầu là thực chứng. Váng đầu kéo dài là hư chứng
- Đầu có cảm giác đau, tức, nặng, căng cứng... như bị bọc thuộc thấp nặng
- Vị trí đau đầu: các đường kinh dương đều đi lên đầu, các đường kinh âm có vài nhánh lên đầu. Đau vùng trán thuộc kinh dương minh, đau sau gáy thuộc kinh thái dương, đau hai bên đầu thuộc kinh thiếu dương, đâu đỉnh đầu thuộc kinh quyết âm.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật