Nhìn sắc trong khám chữa bệnh y học cổ truyền được hiểu ra sao?

Tôi thấy trong khám chữa bệnh một số người thường sử dụng thuật ngữ "nhìn sắc". Liên quan đến vấn đề này Ban biên tập cho tôi hỏi. Theo quy định thì nhìn sắc trong khám chữa bệnh y học cổ truyền được hiểu ra sao?

Tại quy trình số 2 của Quyết định 26/2008/QĐ-BYT về Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, có quy định:

Nhìn sắc: Nhìn sắc mặt bệnh nhân, khi có bệnh sẽ biến đổi như:

* Sắc đỏ: do nhiệt

- Đỏ toàn mặt: Thực nhiệt thường gặp trong sốt do nhiễm khuẩn, do say nắng

- Hai gò má đỏ, sốt về chiều do âm hư sinh nội nhiệt thường gặp ở những bệnh nhân sốt kéo dài, lao phổi.

* Sắc vàng do hư, thấp.

- Vàng tươi, sáng bóng là do thấp nhiệt (Hoàng đản nhiễm khuẩn)

- Vàng xám, tối là do hàn thấp (Hoàng đản do ứ mật, tan huyết) vàng da do ứ mật

- Vàng nhạt do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp.

* Sắc trắng do hư hàn, do mất máu cấp.

- Sắc trắng kèm theo phù: Thận dương hư

- Sắc trắng bệch đột ngột xuất hiện ở người bị bệnh cấp tính là dương khí sắp thoát.

- Sắc trắng còn gặp ở những bệnh nhân đau bụng do lạnh, người bị chấn thương mất nhiều máu.

* Sắc đen do thận hư, dương khí hư.

* Sắc xanh do ứ huyết, cơn đau nội tạng, sốt cao co giật ở trẻ em.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Y học cổ truyền

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào