Trẻ 13 tuổi trộm 7 triệu xử lý như thế nào?
- Thứ nhất, xử lý hành vi trộm cắp:
Hành vi trộm cắp tài sản lên đến 7 triệu đồng là dấu hiệu phạm tội hình sự. Tuy nhiên, người thực hiện hành vi lại là trẻ 13 tuổi, chưa đủ độ tuổi để xử lý hình sự theo quy định của Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 cũng như xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Do đó, chỉ có thể xử lý theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại.
– Thứ hai, người có trách nhiệm bồi thường:
Khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
...
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Như vậy, trong trường hợp này trẻ đã gây thiệt hại cho tài sản của người khác, trách nhiệm bồi thường thuộc về người giám hộ của trẻ (bố, mẹ,…). Người bị thiệt hại có thể yêu cầu bố, mẹ của trẻ bồi thường phần tiền còn lại.
Trường hợp người giám hộ của trẻ không bồi thường, người bị thiệt hại có thể tiến hành khởi kiện dân sự yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại tại Tòa án.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật