Biện pháp khắc phục hậu quả khi cố ý làm hư hỏng tài sản công
- Căn cứ Điều 2 Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 thì hành vi đập phá máy móc tại doanh nghiệp nhà nước, thì tài sản bị đập phá được xem là tài sản công.
- Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Nghị định 63/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/9/2019 thì hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản công là máy móc thì sẽ căn cứ vào giá trị tài sản bị hư hỏng mà bị phạt hành chính từ 1.000.000 - 10.000.000 trên một đơn vị tài sản.
- Căn cứ Khoản 4 Điều 8 Nghị định 63/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/9/2019 quy định biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định trên như sau: Buộc khôi phục lại tình hạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải trả lại bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu.
=> Như vậy, hành vi đập phá máy móc doanh nghiệp nhà nước bị xem là cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản công, mức xử phạt hành chính là từ 1.000.000 - 10.000.000 đồng. Ngoài ra còn phải khắc phục hậu quả đối với thiệt hại mình gây là bằng hiện vật hoặc bằng tiền.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật