Xử lý trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn giá trị gia tăng

Mình có bán hàng, khách hàng không lấy hóa đơn giá trị gia tăng nên mình xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho một người khác như vậy có vi phạm pháp luật không?

Khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:

Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.

...

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sinh trong ngày.

...

Như vậy, trường hơp khách hàng không lấy hóa đơn, công ty cũng phải xuất hóa đơn để ghi nhận phần doanh thu và công ty có thể cộng tổng các hóa đơn trong ngày và lập thành 1 hóa đơn chung theo các tiêu thức quy định để ghi nhận doanh thu trong ngày đó.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào