Phân biệt tạm giam, tạm giữ mới nhất

Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì tạm giam và tạm giữ có những điểm khác biệt cơ bản nào? Kính đề nghị Luật sư giải thích dùm? Trân trọng cảm ơn!

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 

 

Tiêu chí Tạm giữ Tạm giam
Đối tượng áp dụng Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng;

Tạm giam cũng có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định các tiêu chí cụ thể.

Thẩm quyền

Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương...;

Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Thời hạn Không quá 03 ngày. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày. Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng; Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về sự khác biệt giữa tạm giam và tạm giữ. Hy vọng những nội dung nói trên sẽ làm sáng tỏ được những vướng mắc của bạn.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào