Trách nhiệm nộp phạt khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công

Xin chào, trường hợp một đơn vị nhà nước chưa có quyết định mua sắm tài sản mà tự ý mua sắm nên bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công. Vậy trường hợp này đơn vị này nộp phạt bằng tiền của đơn vị này hay sao? Mà tiền của đơn vị này cũng là tài sản nhà nước, như vậy có phù hợp không? Tôi được biết chính phủ mới ban hành về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng tài sản công ... Nhờ anh chị tư vấn giúp tôi về vấn đề này.

Căn cứ Khoản 7 Điều 4 Nghị định 63/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/9/2019 quy định:

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này không được sử dụng tiền ngân sách nhà nước hoặc tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để nộp phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra. Trường hợp xử phạt tổ chức thì sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý, bao gồm cả việc nộp lại khoản tiền phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra tương ứng với mức độ vi phạm của cá nhân đó theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của tổ chức.

=> Như vậy, khi tổ chức bị xử phạt thì vẫn phải nộp phạt theo quy định. Tuy nhiên tổ chức này sẽ xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính và yêu cầu cá nhân này nộp lại khoản tiền phạt và khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào