Có những loại hình trường chuyên biệt nào?

Để tạo điều kiện cho mọi công dân đều được giáo dục là mục tiêu của nền giáo dục nước nhà. Vậy, đối với các bạn bị khiếm khuyết, các bạn là dân tộc thiểu số không thể giao tiếp bằng tiếng Việt ... thì các bạn đấy có phải sẽ được học tại các trường chuyên biệt? Theo Luật Giáo dục mới, nhờ ban biên tập có thể chỉ ra một số loại trường chuyên biệt!

Căn cứ Điều 61 đến Điều 64 thuộc Mục 2 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020) quy định về trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục thì có các loại trường chuyên biệt như sau:

- Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học

- Trường chuyên, trường năng khiếu

- Trường, lớp dành cho người khuyết tật

- Trường giáo dưỡng

Ngoài ra, căn cứ Điều 65 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020) có các cơ sở giáo dục khác như sau:

- Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật;

- Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên;

- Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc.

Trân trọng!

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào