Gửi đơn khởi kiện qua mạng điện tử có được không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018: "Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân"
Như vậy khi có hai căn cứ sau thì người tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật:
- Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ:là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Căn cứ Điều 26 Bộ lụât tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, bao gồm:
...
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
Như vậy, khi bạn bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bạn khởi kiện chủ thể lừa đảo tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 và Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (nếu không có thỏa thuận nào khác)
Vậy, bạn có thể khởi kiện chủ thể lừa đảo trên qua mạng không?
Căn cứ Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13, Luật tố tụng hành chính 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử.
Như vậy, bạn có thể khởi kiện chủ thể lừa đảo trên tới Tòa án thông qua phương tiện điện tử.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật