Tiêu chí nào đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 59/2019/NĐ-CP (có hiệu lực 15/8/2019) quy định các tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng đối với từng đối tượng cụ thế sau.
1. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước có những tiêu trí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng sau đây:
"- Kết quả thực hiện công khai, minh bạch;
- Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích;
- Kết quả ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
- Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử;
- Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác;
- Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt;
- Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập;
- Kết quả thực hiện quy định về trách nhiệm của người đứng đầu."
2. Đối với doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực nhà nước có những tiêu trí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng sau đây:
"- Kết quả xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ;
- Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch;
- Kiểm soát xung đột lợi ích;
- Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu."
Trên đây là những tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực nhà nước.
Thư Viện Pháp Luật