Thay thế tài sản thế chấp bằng tài sản bảo đảm đã hoàn thành nghĩa vụ

Hiện tôi đang vay vốn tại một ngân hàng như sau: + Năm 2017, tôi có ký hợp đồng tín dụng số 2017120 vay 02 tỷ đồng và thế chấp là 01 quyền sử dụng đất theo hợp đồng thế chấp số 2017345 với giá trị 04 tỷ đồng. + Năm 2019, tôi có ký thêm một hợp đồng tín dụng số 2019150 vay 03 tỷ đồng và thế chấp là 01 quyền sử dụng đất theo hợp đồng thế chấp số 2019458 với giá trị 05 tỷ đồng. Hiện tại hợp đồng tín dụng 2019150 vay 03 tỷ đồng của tôi đã hết dư nợ và ngân hàng vẫn đang giữ tài sản là quyền sử dụng đất của hợp đồng thế chấp 2019458 nêu trên. Bây giờ tôi muốn rút tài sản là quyền sử dụng đất theo hợp đồng thế chấp 2017345 đang đảm bảo cho hợp đồng tín dụng số 2017120 và dùng tài sản thế chấp của hợp đồng thế chấp 2019458 thay thế.Xin cho hỏi một số câu hỏi như sau ạ? Tôi có thể chỉ ký lại thỏa thuận sửa đổi hợp đồng tín dụng số 2017120 về vấn đề thay thế tài sản bảo đảm hay phải ký lại thỏa thuận sửa đổi hợp đồng thế chấp số 2019458 để thay đổi nghĩa vụ bảo đảm từ hợp đồng tín dụng năm 2019 sang hợp đồng tín dụng năm 2017 hay phải phải ký lại hợp đồng thế chấp mới hoàn toàn cho tài sản đang thế chấp trong hợp đồng 2019458 không ạ vì hợp đồng 2019150 đã hết dư nợ, nên hợp đồng thế chấp cũng hết hiệu lực (theo luật dân sự 2015)?

Căn cứ Điều 327 Bộ luật dân sự 2015 về chấm dứt thế chấp tài sản quy định cụ thể như sau:

Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.

....

Theo đó đối với hợp đồng tín dụng số 2019150 vay 03 tỷ đồng và thế chấp là 01 quyền sử dụng đất theo hợp đồng thế chấp số 2019458 với giá trị 05 tỷ đồng. Theo bạn trình bày đã hết dư nợ, tức là bạn đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng nên hợp đồng thế chấp tài sản số 2019458 hết hiệu lực.

Căn cứ Điều 24 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT về đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký ghi nhận nội dung như sau:
“1. Căn cứ thực hiện đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký, gồm:

...

c) Rút bớt tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, bao gồm cả rút bớt tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 11 của Thông tư này;

d) Bổ sung tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp các bên không ký kết hợp đồng thế chấp mới;

...

g) Đăng ký thay đổi các nội dung khác đã đăng ký ngoài các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e của Khoản này nếu các bên có yêu cầu.

6. Trường hợp người sử dụng đất thế chấp nhiều thửa đất trong một hợp đồng thế chấp và đã đăng ký thế chấp, nếu các bên có yêu cầu đăng ký thay đổi với nội dung rút bớt tài sản thế chấp (ví dụ: rút bớt 2 thửa đất đã thế chấp) đồng thời bổ sung tài sản thế chấp (ví dụ: bổ sung 02 thửa đất khác) thì người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ yêu cầu đăng ký thay đổi theo quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 2 Điều này.

10. Đối với trường hợp đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trước khi thực hiện đăng ký thay đổi.”

Như vậy, khi bạn tiến hành rút bớt và thay thế tài sản thế chấp thì thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào