Biện pháp bảo vệ nhân dân trong và sau khi xảy ra thảm họa và chiến tranh
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 02/2019/NĐ-CP thì biện pháp bảo vệ nhân dân trong và sau khi xảy ra thảm họa và chiến tranh:
1. Chủ động phòng ngừa, chuẩn bị trước các trang bị phòng hộ; kịp thời thông báo, báo động, hướng dẫn, phân tán, sơ tán nhân dân đến khu vực an toàn, ít nguy hiểm.
2. Cấp cứu, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn người và phương tiện bị nạn.
3. Kịp thời cứu trợ và bảo đảm các điều kiện về ăn, ở, vệ sinh cho nhân dân ở những vùng, khu vực bị chia cắt do thảm họa gây ra.
4. Cảnh báo không cho người, phương tiện không có phận sự vào khu vực xảy ra thảm họa.
5. Bảo vệ an ninh trật tự tại khu vực xảy ra thảm họa, nơi sơ tán nhân dân.
6. Tiêu độc, tẩy xạ, diệt trùng, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân, phục hồi và phát triển sản xuất.
7. Hành động của nhân dân:
- Chấp hành lệnh thông báo, báo động và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan thường trực phòng thủ dân sự và lực lượng phòng thủ dân sự;
- Các phương tiện, vật dụng bảo vệ cá nhân được chuẩn bị sẵn, sử dụng khi có báo động hoặc hướng dẫn của lực lượng phòng thủ dân sự;
- Tự mình hoặc giúp đỡ người khác cấp cứu hoặc tiêu độc, tẩy xạ, diệt trùng ban đầu;
- Chấp hành nghiêm việc sơ tán, ẩn nấp và chỉ được rời khỏi vị trí khi có lệnh, tín hiệu báo an toàn của cấp có thẩm quyền.
8. Thực hiện các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Trên đây là quy định về biện pháp bảo vệ nhân dân trong và sau khi xảy ra thảm họa và chiến tranh.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc