Khi nào Tòa án từ chối áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
- Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu.
=> Với quy định trên thì thẩm phán được phân công giải quyết có quyền không chấp nhận yêu cầu nhưng phải nêu rõ lý do bằng văn bản. Lý do ở đây có thể là:
- Theo Khoản 4 Điều 133 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán chỉ được ra quyết định phong tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.
- Mặt khác theo Khoản 1 Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì khi bạn yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.
Kết luận: Tòa có có quyền từ chối yêu cầu phong tỏa tài sản nếu nghĩa vụ và giá trị tài sản không tương đương nhau hoặc bạn không thực hiện đảm bảo cho việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật