Phân tích về quy định Bảo lưu quyền sở hữu
Bảo lưu quyền sở hữu được ghi nhận tại Điều 331 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
- Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
- Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký
Nhìn chung, quy định này giúp tăng tính công bằng giữa bên bán và bên mua.
Trong thời gian giao dịch, nếu bên mua chưa thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán thì bên bán có quyền bảo lưu quyền sở hữu tài sản cho đến khi bên mua thanh toán xong.
Như vậy, nếu bên mua thanh toán từ trước hoặc tại thời điểm nhận hàng thì không tồn tại quyền bảo lưu sở hữu tài sản.
Ngoài ra, quy định này còn thể hiện bảo lưu quyền sở hữu chỉ tồn tại khi có thỏa thuận trong hợp đồng.
Tuy nhiên, mâu thuẫn với quy định 331 nên trên là quy định 453 Bộ luật Dân sự cũng quy định về bảo lưu quyền sở hữu nhưng trong trường hợp mua trả chậm, trả dần. Nội dung Điều luật này quy định như sau:
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua trả chậm, trả dần thì mặc nhiên tồn tại mà không cần thỏa thuận trong bất ký hợp đồng nào.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật