Phân biệt hệ quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng do lỗi cố ý và lỗi vô ý
Chúng tôi lấy ví dụ cụ thể cho bạn về hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng do lỗi cố ý và lỗi vô ý tại Điều 127 (Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép), Điều 408 (Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được) Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 44 Luật Thương mại 2005.
Tiêu chí |
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015) |
Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015) |
Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng (Điều 44 Luật Thương mại 2005) |
Hành vi vi phạm do lỗi cố ý |
Có hành vi cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự |
Một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết |
Bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua |
Hậu quả pháp lý do lỗi cố ý |
Giao dịch dân sự vô hiệu |
Phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, giao dịch dân sự vô hiệu |
Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá |
Hành vi vi phạm do lỗi vô ý |
Không làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của giao dịch dân sự |
Một bên không biết hoặc không phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được |
Nếu bên bán không biết và không phải biết về những khiếm khuyết đó nên không thông báo cho bên mua |
Hậu quả pháp lý do lỗi vô ý |
Giao dịch dân sự không vô hiệu |
Không phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, giao dịch dân sự vẫn vô hiệu |
Bên bán khôngphải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá |
Như vậy, nếu một bên nào đó trong hợp đồng có những hành vi không thiện chí thì phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nghiêm khắc hơn.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật