Trách nhiệm của chủ xe trong trường hợp lái xe được thuê để điều khiển xe ôtô khách đã gây tai nạn chết người
Theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:
- Làm chết một người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
- Gây tổn hại sức khỏe cho nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
- Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
- Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
Nhưng để truy cứu trách nhiệm Hình sự và mức độ hình phạt thì cần phải căn cứ vào yếu tố lỗi trong kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra.
Về trách nhiệm dân sự cũng phải căn cứ vào yếu tố lỗi để làm căn cứ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thông thường thì chủ xe sẽ chịu trách nhiệm dân sự trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa người lái xe và chủ xe, trách nhiệm hình sự (nếu có) thì thuộc về người lái xe.
Thư Viện Pháp Luật