Tổ chức thực hiện đối với cơ sở tiêm chủng ngoài Bệnh viện khi khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em
Căn cứ quy định tại Tiểu mục 1 Mục V Hướng dẫn Quyết định 2470/QĐ-BYT năm 2019 thì tổ chức thực hiện đối với cơ sở tiêm chủng ngoài Bệnh viện khi khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em được thực hiện như sau:
a) Người thực hiện
- Bác sĩ, y sĩ: trực tiếp thăm khám cho trẻ và ghi các thông tin của trẻ, trực tiếp đo và ghi kết quả nhiệt độ của trẻ khi không có điều dưỡng viên, hộ sinh viên. Cán bộ y tế khám sàng lọc trước tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018.
- Điều dưỡng viên, hộ sinh viên: Ghi các thông tin của trẻ, trực tiếp cân trẻ, đo và ghi kết quả nhiệt độ của trẻ.
b) Phương tiện
- Nhiệt kế, ống nghe.
- Bảng kiểm trước tiêm chủng cho đối tượng từ 1 tháng tuổi trở lên (phụ lục I)
- Bảng kiểm trước tiêm chủng cho trẻ sơ sinh (phụ lục II)
c) Các bước thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng
Các bước thực hiện và điền theo bảng kiểm trước tiêm chủng bao gồm:
- Hỏi tiền sử và các thông tin có liên quan
- Đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại
- Kết luận
d) Ghi chép việc khám sàng lọc và lưu bảng kiểm
Toàn bộ nội dung khám sàng lọc được ghi theo bảng kiểm, lưu tại các điểm tiêm chủng. Thời gian lưu: 15 ngày.
=> Như vậy, nội dung thực hiện việc khám sàng lọc trước khi tiêm chủng được thực hiện theo các quy định trên.
Trên đây là nội dung tư vấn, hi vọng những tư vấn này sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật