Hàng hóa xuất khẩu nhưng bị trả lại lưu thông trên thị trường có phải dán nhãn phụ không?

Ban biên tập cho tôi hỏi. Với trường hợp công ty có xuất khẩu một lô hàng hóa sang thi trường nước ngoài, nhưng sau đó bị trả lại và được tiêu thụ trong nước thì có phải dán nhãn phụ để bán những sản phẩm đó cho thị trường trong nước không?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, có quy định:

Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu;

...
Và tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định cũng có quy định:

Nhãn phụ được sử dụng đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường.

Vậy nên, đối với trường hợp hàng hóa dùng để xuất khẩu thì không phản dán nhãn phụ nhưng nếu hàng hóa đó không xuất khẩu được bị trả lại được lưu thông trên thị trường trong nước thì phải thực hiện dán nhãn phụ theo quy định.

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa nếu không thực hiện việc dán nhãn phụ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 3.000.000 đồng:

a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

...
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào