Điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật
Thứ nhất, về phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo giảng dạy người khuyết tật. Căn cứ Khoản 4 Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thì trường hợp của mẹ bạn được xác định là nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
Tuy nhiên, mẹ bạn có được hưởng phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo giảng dạy người khuyết tật hay không còn phụ thuộc vào số lượng người khuyết tật so với tổng học sinh cả lớp. Theo đó, Khoản 4 Điều 8 Nghị định này đồng thời xác định tỷ lệ học sinh khuyết tật tối thiểu phải chiếm 5% tổng học sinh của lớp thì giáo viên dạy lớp đó mới được hưởng phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật và tương ứng với từng tỷ lệ học sinh khuyết tật mà mức hưởng phụ cấp của giáo viên sẽ khác nhau.
- Về thủ tục hồ sơ nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng thì thẩm quyền giải quyết, trên cơ sở hướng dẫn của huyện, Hiệu trưởng nơi mẹ bạn công tác sẽ làm văn bản đề nghị UBND huyện (qua Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo) xem xét quyết định.
Thứ hai, về trợ cấp lần đầu, căn cứ Điều 6 Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định:
- Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam được hưởng trợ cấp như sau:
+ Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.
Như vậy, theo quy định nêu trên, mẹ bạn đã đến công tác trước thời điểm xã được công nhận là xã vùng III thì không được hưởng trợ cấp lần đầu theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật