Trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước
Theo quy định tại Điều 26 Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018 (có hiệu lực 01/07/2020) thì trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước như sau:
1. Người tiếp cận bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây:
- Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức về bảo vệ bí mật nhà nước;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước;
- Sử dụng bí mật nhà nước đúng mục đích;
- Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
2. Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
- Đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp để bảo vệ bí mật nhà nước do mình trực tiếp quản lý;
- Trường hợp phát hiện vi phạm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước thì người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước phải có biện pháp xử lý và báo cáo người có trách nhiệm giải quyết, thông báo cho cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước biết để có biện pháp khắc phục;
- Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước đã quản lý.
Trên đây là quy định về trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc