Ngành kiểm lâm có được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm không?
Về phụ cấp độc hại, nguy hiểm tại Thông tư 07/2005-BNV về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Tại phần II, mục 2 nêu rõ: Cán bộ, công chức, viên chức làm một số nghề hoặc công việc đặc thù trong các cơ quan Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm đang còn hiệu lực, thì tiếp tục được hưởng cho đến khi có sự thay đổi các yếu tố độc hại, nguy hiểm là căn cứ để thỏa thuận phụ cấp. Tiếp đó, ngày 17/8/1997 Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) ban hành Công văn 365/TC-CP-BCTL năm 1997 về phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với kiểm lâm, trên cơ sở đó ngày 13/8/1997 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định 1998/NN-TC-CB/QĐ về việc cho áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với công chức, viên chức kiểm lâm với mức phụ cấp là 0,2 lương tối thiểu.
Tuy nhiên Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành. Cụ thể, 5 loại phụ cấp dành cho cán bộ, công chức bị bãi bỏ trong đó Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được thay bằng phụ cấp theo nghề do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào.
Đồng thời, gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường...)
Như vậy, bạn có thể tham khảo các phụ cấp thay thế tại các văn bản liên quan.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật